Khi bị bệnh phải uống thuốc, nhiều người vẫn giữ thói quen ăn một số loại quả ưa thích, tuy nhiên chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm tăng tác dụng dẫn tới ngộ độc.
Hầu hết mọi người đều được khuyến khích ăn nhiều rau quả để tăng cường sức khỏe khi mắc bệnh. Tuy nhiên đối với người bị bệnh phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc dùng một số loại trái cây cùng lúc có thể tương tác với thuốc, gây ra tác dụng phụ.
1. Bưởi: Có thể làm tăng nồng độ thuốc
Nhiều người không biết bưởi không thể uống chung với thuốc. Ví dụ, nếu statin, loại thuốc kê đơn thường được sử dụng để giảm cholesterol, được uống cùng với một lượng lớn bưởi, chúng có thể ngăn chặn hoạt động của enzyme chuyển hóa CYP3A4 trong ruột, do đó làm chậm quá trình chuyển hóa của thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc.
Khi đó, nồng độ thuốc trong cơ thể có thể quá cao làm tăng nguy cơ tổn thương gan, cơ, thậm chí dẫn đến suy thận. Ngoài bưởi và nước ép bưởi, các loại nước ép khác như cam, chanh cumgx không thích hợp để tiêu thụ cùng lúc với thuốc.
2. Chuối: Gây tăng kali máu
Những người đang uống thuốc hạ huyết áp không nên ăn nhiều loại trái cây chứa nhiều kali như chuối, đào, táo đường, kiwi và nước ép của chúng. Vì khi đó có thể dẫn tới nồng độ kali cao gây rối loạn nhịp tim, hồi hộp, thậm chí đột tử.
3. Nước táo, nước nho: Làm giảm tác dụng của thuốc
Nếu uống thuốc Atenolol điều trị cao huyết áp và bệnh tim mạch, cũng như thuốc hạ huyết áp Aliskiren, thuốc kháng histamine Allegra, cùng với nước táo sẽ ảnh hưởng hấp thu thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc.
Nếu Cyclosporine, một loại thuốc ức chế miễn dịch dùng để điều trị các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến, được uống cùng với nước nho, thuốc sẽ ít được cơ thể sử dụng hết, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc.
4. Nước ép nam việt quất: Ảnh hưởng đến quá trình đông máu
Cơ thể có thể tăng nguy cơ bị chảy máu nếu như trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc chống đông máu bạn sử dụng các loại nước như nước ép nam việt quất, nước bưởi và rượu. Ngoài ra, uống nước ép nam việt quất trong khi dùng loại thuốc này có thể làm chậm khả năng phân hủy thuốc của cơ thể, làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của thuốc.
5. Cam, chanh, quýt: Có thể dẫn tới ngộ độc
Các loại trái cây như cam, quýt cũng có thể làm chậm quá trình hấp thu thuốc statin – loại thuốc giảm cholesterol theo toa. Ngoài ra, tiêu thụ cam hoặc nước cam cùng lúc với thuốc chữa bệnh dạ dày có chứa nhôm hydroxit sẽ làm tăng khả năng hấp thu nhôm có thể dẫn đến đến ngộ độc nhôm, tổn thương xương và thậm chí tổn thương não về lâu dài.
6. Quả táo – Ảnh hưởng khả năng hấp thu thuốc
Có câu nói “ăn một quả táo mỗi ngày giúp bạn tránh xa bác sĩ”. Tuy nhiên, nếu bạn dùng thuốc Atenolol để điều trị huyết áp cao và bệnh tim mạch, cũng như thuốc huyết áp Aliskiren và thuốc kháng histamine Allegra cùng với táo hoặc nước ép táo sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc.
PN (SHTT)