Mới đây, các chuyên gia đã lý giải về “hội chứng cơm chiên” và cách phòng ngừa nó.
Một lần nữa, TikTok đã thúc đẩy các cuộc trò chuyện căng thẳng liên quan đến an toàn thực phẩm.
Trong những tuần gần đây, một câu chuyện tin tức năm 2008 lại xuất hiện trên nền tảng truyền thông xã hội khiến người dùng lo sợ về sự nguy hiểm của việc ăn tinh bột còn thừa, đặc biệt là cơm và mì ống. Trên TikTok, nó được gọi là “hội chứng cơm chiên”.
Câu chuyện tập trung vào cái chết của một sinh viên 20 tuổi ở Brussels sau ăn món mì spaghetti được để trong tủ lạnh đã 5 ngày, mặc dù anh đã hâm nóng nó.
Anh được xác định gặp “hội chứng cơm chiên”, xảy ra khi vi khuẩn Bacillus cereus tấn công các món ăn đã nấu chín để lâu ngày, thường là các món tinh bột và hay gặp nhất ở món cơm chiên.
Không phải lúc nào Bacillus cereus cũng gây bệnh nặng và tử vong nhưng trường hợp của thanh niên thiếu may mắn là lời cảnh báo.
Nhiều người cho rằng cứ hâm nóng hoặc nấu, chiên lại thực phẩm thì sẽ an toàn. Nhưng bào tử Bacillus cereus chịu nhiệt rất tốt. Về cơ bản các bào tử này thường không hoạt động, nhưng chỉ cần nhiệt độ và điều kiện thích hợp chúng có thể bắt đầu phát triển và sản sinh độc tố.
Cơm chiên thường chỉ ngon khi sử dụng cơm cũ đã khô và chiên lại, do đó là món ăn hay dẫn đến ngộ độc do Bacillus cereus nhất, khiến tình trạng được gọi là “hội chứng cơm chiên”.
GS Enzo Palombo, chuyên gia về vi sinh tại Đại học Công nghệ Swinburne (Úc) nhận định, Bacillus cereus không phải nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm như E.coli, Salmonella hay Campylobacter, nên ít được chú ý.
Để phòng ngừa “hội chứng cơm chiên”, một điều quan trọng cần ghi nhớ: “Thức ăn thừa nên nóng khi cần nóng, nên lạnh khi cần lạnh”.
“Vùng nguy hiểm” hàng đầu – nhiệt độ thích hợp với vi khuẩn – là mức nhiệt cao hơn nhiệt độ bên trong tủ lạnh và dưới 60 độ C.
Sau khi nấu một bữa ăn, nếu định giữ lại, cần nhanh chóng làm lạnh thức ăn thừa mà không cần để nguội: Có thể chia thành nhiều phần nhỏ, đặt vào tủ lạnh.
GS Palombo nhấn mạnh quy tắc 2 giờ/4 giờ: Nếu thứ gì đó được lấy khỏi tủ lạnh tối đa 2 giờ, nó có thể trở lại nó một cách an toàn. Nếu để ở ngoài lâu hơn, nó cần được ăn ngay hoặc vứt bỏ. Nếu nó ở ngoài lâu hơn 4 giờ, nó là mối nguy hiểm thực sự.
Triệu chứng là gì?
Nói chung, các triệu chứng của “hội chứng cơm chiên” tương tự như các triệu chứng gặp trong phản ứng với các loại ngộ độc thực phẩm khác (nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và tương tự).
Tuy nhiên, không giống như các vi khuẩn khác gây ngộ độc ngay sau khi tiêu thụ, vi khuẩn Bacillus cereus có thể dẫn đến phản ứng từ 30 phút đến 5 giờ sau khi ăn, Tiến sĩ Donald Schaffner, chuyên gia khuyến nông về khoa học thực phẩm tại Rutgers cho biết.
Bà tiết lộ: “Tiêu chảy có thể bắt đầu từ 8 đến 16 giờ sau khi ăn đồ ăn bị ô nhiễm”.
Theo các chuyên gia, mặc dù không có thuốc để dùng khi mắc hội chứng này, nhưng cách quan trọng nhất để giữ sức khỏe và chống lại nó, theo các chuyên gia, là duy trì đủ nước trong cơ thể.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi nôn mửa và tiêu chảy kéo dài hàng giờ, bạn nên tìm cách điều trị tại cơ sở chăm sóc khẩn cấp, nơi các chuyên gia có thể truyền dịch để giúp chống mất nước.
Bà Shumaker cho biết vì bệnh Bacillus cereus là do độc tố chứ không phải vi khuẩn gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích được gì cho tình hình.
Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus có gây tử vong không?
Chuyên gia Schaffer cho biết, mặc dù cái chết của sinh viên Brussels thực sự được cho là có liên quan đến vi khuẩn Bacillus cereus, nhưng “rất hiếm khi loại ngộ độc thực phẩm này dẫn đến tử vong”.
Tiến sĩ Ellen Shumaker, chuyên gia an toàn thực phẩm đồng ý và lưu ý rằng vấn đề thường được giải quyết trong vòng một hoặc hai ngày khi có triệu chứng.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cũng đảm bảo với công chúng rằng, mặc dù cần luôn lưu ý đến các biện pháp an toàn thực phẩm nhưng những trường hợp ngộ độc thực phẩm này thường không được báo cáo vì bệnh nhân bắt đầu cảm thấy khỏe hơn trong vòng vài giờ.
PN (SHTT)